Hà Nội phấn đấu cung cấp đủ nước sạch cho người dân
TP Hà Nội đặt mục tiêu đảm bảo đến năm 2015, khu vực nông thôn toàn thành phố có từ 60% trở lên tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.
UBND TP Hà Nội yêu cầu các huyện chủ động làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tính toán, xác định đúng và giao chỉ tiêu tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch năm 2013 của đơn vị mình bảo đảm hoàn thành trước ngày 20/6/2013.
Cùng với đó, có kế hoạch, lộ trình và các giải pháp phù hợp để thực hiện hàng năm, nhằm bảo đảm hoàn thành các mục tiêu Chương trình nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn.
UBND TP Hà Nội đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tập huấn, phổ biến tài liệu về hướng dẫn công tác theo dõi, đánh giá nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn cho đội ngũ cán bộ thuộc UBND các huyện, thị xã trực tiếp làm công tác theo dõi đánh giá công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của các huyện, thị xã. Qua đó, thống nhất cách hiểu, nội dung, phương pháp tính toán, xác định chỉ tiêu tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch của khu vực nông thôn toàn thành phố nói chung cũng như của từng huyện, thị xã nói riêng. Toàn bộ nhiệm vụ này phải hoàn thành trước ngày 31/5/2013.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chủ trì, phối hợp cùng với Cục Thống kê thành phố hướng dẫn UBND các huyện tổ chức điều tra chọn mẫu nước đang sử dụng tại địa bàn, hộ dân của các huyện có chênh lệch lớn giữa chỉ tiêu tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch năm 2013 thành phố giao.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt chi 13 tỷ đồng cho "Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030".
Theo đó, giai đoạn đến năm 2020, 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 80% được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế; 100% chợ có nước sạch. Đến năm 2030, 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
Về vệ sinh môi trường, đến năm 2020, 100% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải; 50% số làng nghề bị ô nhiễm nặng được xử lý chất thải; 100% số chợ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh…
Kinh phí thực hiện chương trình này dự kiến khoảng 13 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, doanh nghiệp, nhân dân và nước ngoài, trong đó vốn ngân sách chủ yếu dùng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch, công trình công cộng...
UBND TP Hà Nội yêu cầu các huyện chủ động làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tính toán, xác định đúng và giao chỉ tiêu tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch năm 2013 của đơn vị mình bảo đảm hoàn thành trước ngày 20/6/2013.
Cùng với đó, có kế hoạch, lộ trình và các giải pháp phù hợp để thực hiện hàng năm, nhằm bảo đảm hoàn thành các mục tiêu Chương trình nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn.
UBND TP Hà Nội đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tập huấn, phổ biến tài liệu về hướng dẫn công tác theo dõi, đánh giá nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn cho đội ngũ cán bộ thuộc UBND các huyện, thị xã trực tiếp làm công tác theo dõi đánh giá công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của các huyện, thị xã. Qua đó, thống nhất cách hiểu, nội dung, phương pháp tính toán, xác định chỉ tiêu tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch của khu vực nông thôn toàn thành phố nói chung cũng như của từng huyện, thị xã nói riêng. Toàn bộ nhiệm vụ này phải hoàn thành trước ngày 31/5/2013.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chủ trì, phối hợp cùng với Cục Thống kê thành phố hướng dẫn UBND các huyện tổ chức điều tra chọn mẫu nước đang sử dụng tại địa bàn, hộ dân của các huyện có chênh lệch lớn giữa chỉ tiêu tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch năm 2013 thành phố giao.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt chi 13 tỷ đồng cho "Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030".
Theo đó, giai đoạn đến năm 2020, 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 80% được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế; 100% chợ có nước sạch. Đến năm 2030, 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
Về vệ sinh môi trường, đến năm 2020, 100% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải; 50% số làng nghề bị ô nhiễm nặng được xử lý chất thải; 100% số chợ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh…
Kinh phí thực hiện chương trình này dự kiến khoảng 13 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, doanh nghiệp, nhân dân và nước ngoài, trong đó vốn ngân sách chủ yếu dùng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch, công trình công cộng...