Vai trò của nước trong sinh hoạt của con người
Con người ngoài việc ăn và hít không khí ra thì còn cần phải uống nước để duy trì sự sống cho cơ thể hàng ngày. Vai trò của nước chiếm phần lớn trong cơ thể người cho nên việc thiếu hụt hoặc không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể sẽ khiến cho con người cảm thấy mệt mỏi và không đủ sức đề kháng để đối phó với bệnh tật, làm cho cơ thể càng suy nhược. Bên cạnh đó việc sinh hoạt hàng ngày như tắm, gội, giặt giũ, rửa chén, lau nhà,… đều cần đến nước để sử dụng. Không chỉ con người mà mọi sinh vật sống đều cần nước nếu không có nước thì sẽ không có sự sống.
Vai trò của nước trong sinh hoạt
Đối với cơ thể:
Nước là một loại thức uống không thể thiếu được đối với cơ thể chúng ta. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và nó phân phối khắp nơi trong cơ thể như: Máu, cơ bắp, xương tủy, phổi… Chúng ta có thể nhịn ăn vài tuần, thậm chí vài tháng nhưng không thể chịu khát được vài ngày. Các vai trò cụ thể như:
– Nuôi dưỡng tế bào: Nước cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng có lợi cho sức khỏe.
– Chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất: Nước là dung môi sống của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Nhờ việc hòa tan trong dung môi mà các tế bào có thể hoạt động và thực hiện được các chức năng của mình.
– Đào thải các chất cặn bã: Nước loại bỏ các độc tố mà các cơ quan, tế bào từ chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân.
– Ổn định nhiệt độ cơ thể: Nước có vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể
– Giảm ma sát: Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn… Nước cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho mắt, tủy sống và ngay cả thai nhi trong nước ối…
Nước đối với đời sống sinh hoạt
Nước là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe:
Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loại cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…
Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển. Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet như ở nước ta.
Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia.
Ý Nghĩa của nước:
– Nước cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội: Nước tưới tiêu, nước làm ruộng…
– Nước giúp cho mọi sinh hoạt của con người như tắm, giặt, rửa, nấu, nướng… đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng.
– Nước tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho hoạt động của nền kinh tế thông qua việc sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông làm quay các tuốc bin nước và máy phát điện, đây là nguồn năng lượng sạch và chiếm 20% lượng điện của thế giới, đồng thời hạn chế được giá thành nhiên liệu và chi phí nhân công.
– Nước tham gia phần lớn vào việc sản xuất ra các sản phẩm để trao đổi, mua bán trên thị trường.
– Nước có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường….
Thực trạng sử dụng nước hiện nay như thế nào?
» Có nhiều người cho rằng nước chiếm ¾ diện tích trái đất nên cứ vô tư xài nước một cách phung phí vì họ nghĩ rằng ¾ diện tích là rất lớn nên cần gì phải lo thiếu nước. Nhưng quan niệm này sai hoàn toàn nhé vì ¾ đó còn chứa đến 97% là nước mặn ở các đại dương mà không thể sử dụng vào mục đích hàng ngày được. Nhưng đó là chưa kể có khoảng 99% trong số 3% là nước ngọt ở dạng băng đá và tuyết. Như vậy là chỉ còn lại 0.3% trong tổng số ¾ diện tích kia là nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng được. Đây là con số quá ít đúng không nào? Mặc dù biết rằng nước ngọt trên Trái Đất này còn rất ít nhưng vẫn có một số người luôn sử dụng nước một cách lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước làm cho nước đã ít nay còn ít hơn.
» Ngành công nghiệp phát triển sẽ kéo theo những hệ luỵ là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu không xử lý lượng nước thải này một cách bài bản thì sẽ không tránh khỏi việc nguồn nước bị ô nhiễm. Rất nhiều doanh nghiệp từng bị báo chí “vạch mặt” và phanh phui khi không muốn bỏ ra một khoản chi phí lớn để xử lý nước thải nên đã cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của những người dân xung quanh khu vực đó.
Vậy giải pháp nào để có được nguồn nước sạch?
Dân số nước ta đang trên đà tăng cao, nguồn nước bị ô nhiễm và ngày một cạn kiệt thì việc tìm đến giải pháp tái xử lý để áp dụng cho nguồn nước ô nhiễm là một phương pháp cần thiết. Trong thời gian gần đây thì con người đã từng bước phát triển những hệ thống xử lý và tái tạo nguồn nước ô nhiễm để phục vụ nhu cầu cho việc sinh hoạt của con người. Ví dụ như máy lọc nước gia đình hay hệ thống lọc tổng sinh hoạt gia đình– chẳng hạn. Có khả năng lọc hoàn toàn các tạp chất, cặn lắng, phèn, loại bỏ vi khuẩn như vẫn giữ được các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo vệ sinh an toàn nâng cao chất lượng đời sống của con người. Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng nước một cách hợp lý và biết giữ gìn nguồn nước trong sạch hơn cũng là một trong những giải pháp để có được nguồn nước sạch.